Mận đang vào mùa, học ngay 2 cách pha trà mận giải khát, vừa dễ vừa ngon hơn ngoài hàng

Mận đang vào mùa, học ngay 2 cách pha trà mận giải khát, vừa dễ vừa ngon hơn ngoài hàng
Một ly trà mận mát lạnh sẽ giúp xua tan cái nóng bức của mùa hè. Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản, bạn đã có thể pha chế loại đồ uống này ngay tại nhà.

Mận là loại quả có vị ngua ngọt được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các chị em. Mận có thể ăn trực tiếp, cũng có thể đem chế biến thành nhiều món hấp dẫn khác. Trong đó, trà mận là loại đồ uống giải khát có hương vị thanh mát, giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Bạn có thể tự pha trà mận ngay tại nhà với những nguyên liệu hết sức đơn giản.

Cách chọn mận ngon
Quả mận được nhắc đến ở đây là mận Bắc (mận Hậu), để phân biệt với trái mận (quả roi) ở miền Nam.
Khi mua mận, bạn nên chọn những quả tươi ngon, vỏ căng, không sâu. Mận chín sẽ có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm. Nếu muốn ăn mận ngọt, nên chọn những quả có vỏ đỏ sẫm. Nếu muốn ăn mận chua, giòn, hãy chọn những quả có màu đỏ nhạt pha chút xanh.
Mận tươi có lớp vỏ trơn, láng bóng, không có vết thâm nám. Bên ngoài quả mận có một lớp phấn trắng tự nhiên. Lớp phần này chỉ cần rửa bằng nước sạch là được.
Bóp nhẹ quả mận nếu thấy cứng tức là chưa chín. Lúc này, nếu ăn, bạn sẽ thấy vị của quản mận hơi chát.
Không mua những quả mận bị héo, bị dập nát, mềm nhũn.

Cách pha trà mận

Nguyên liệu pha trà mận

3 gói trà túi lọc, 250ml nước nóng, 50ml nước lạnh, 40 gram đường, 5 nhánh sả, 50ml siro mận (nước cốt mận), 30ml nước cốt chanh, đá viên.

Các bước pha trà mận

Đầu tiên, bạn sẽ làm phần mận ngâm đường. Mận mua về rửa thật sạch, để ráo nước. Sau đó, cắt mận thành miếng vừa ăn, loại bỏ hạt.
Cho mận và đường vào hộp hoặc lọ. Cứ một lớp mận lại rải một lớp đường. Làm lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu. Ngâm cho đến khi đường tan hết. 1kg mận có thể dùng 300-500 gram đường.
Đổ mận ngâm đường vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp. Vớt miếng mận ra để riêng, phần nước cốt mận để riêng. Để cho hai phần này nguội hoàn toàn.

Mận ngâm đường để làm siro mận.Mận ngâm đường để làm siro mận.
Vắt nước cốt của 1 quả chanh pha vào phần nước mận đã để nguội. Chanh sẽ giúp nước cốt có vị thanh hơn, khi pha trà cũng sẽ thơm ngon hơn.

Cho mận và nước cốt vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng, đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Cho 50ml nước lạnh vào nồi, bỏ sả đập dập vào đun sôi trong khoảng 2 phút. Để nước sả nguội hẳn thì lọc lấy phần nước.
Ủ trà với nước nóng trong khoảng 5 phút. Sau đó, lọc lấy phần nước trà.
Cho một lượng đá vừa phải vào cốc, thêm trà, một ít nước cốt sả, nước cốt mận, miếng mật, chanh thái lát. Nếu có bình lắc, bạn có thể cho các nguyên liệu vào bình để lắc đều. Nếu không có, hãy dùng thìa khuấy đều cho các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Bạn có thể trang trí thêm bằng mận tươi cắt miếng. Để tăng thêm độ hấp dẫn, hãy rắc thêm một ít muối ớt lên trên miếng mận tươi.

Bạn có thể pha trà mận tại nhà để thưởng thức trong những ngày nắng nóng.Bạn có thể pha trà mận tại nhà để thưởng thức trong những ngày nắng nóng.
Cách pha trà mận, trân châu chanh leo
Bạn có thể kết hợp trà mận với trân châu chanh leo (chanh dây) để tăng hương vị thơm ngon.
Phần nước cốt mận cũng làm tương tự như cách trên.
Để làm trân châu chanh leo, bạn cần 2 quả chanh dây, lọc bỏ hạt. Cho phần nước cốt chanh leo thu được vào nồi, thêm chút xíu nước và đun sôi. Tắt bếp, từ từ cho bột năng vào đảo đều cho đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn, không còn dính tay nữa là được.
Chi bột thành các viên nhỏ, vo tròn để làm trân châu.
Cho trân châu vào nồi nước luộc cho đến khi từng hạt chuyển sang màu trong, nổi lên mặt nước. Có thể cắt đôi một viên trân châu ra để kiểm tra xem bên trong đã chín chưa.
Vớt trân châu đã luộc chín ra, ngâm trong nước lạnh rồi vớt ra bát, thêm 2 thìa đường vào trộn đều để hạt trân châu mềm hơn, không dính vào nhau.
Khi pha trà, bạn cũng ủ trà với nước nóng trước.
Cho 1 thìa nước cốt mận và miếng mận vào cốc, thêm nước cốt trà, quả quất, thêm đá vào bình lắc. Đậy nắp bình lắc và lắc đều.
Cho trân châu vào cốc, thêm đá và rót trà đã pha vào là có thể thưởng thức.

Cách Hầm Đỗ Đen Nhanh Nhừ, Tiết Kiệm Thời Gian
Cách hầm chè đỗ đen nhanh nhừ, tiết kiệm 1/2 thời gian đun nấu.

Hầm đỗ đen (đậu đen) để nhừ thường tốn khá nhiều thời gian nếu ninh theo cách truyền thống. Tuy nhiên, với một số mẹo và kỹ thuật, bạn có thể rút ngắn thời gian nấu mà vẫn đảm bảo đỗ đen mềm, thơm ngon. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách hầm đỗ đen nhanh nhừ:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đỗ đen: 200g (tùy nhu cầu)
Nước lọc: khoảng 1-1,5 lít
Một chút muối (tùy chọn)
Dụng cụ: Nồi áp suất (ưu tiên) hoặc nồi thường, bát, bếp.

Cách hầm chè đỗ đen ngon nhanh nhừCách hầm chè đỗ đen ngon nhanh nhừ
Cách hầm đỗ đen nhanh nhừ
Bước 1: Sơ chế đỗ đen
Trước tiên bạn cần rửa sạch đỗ: Cho đỗ đen vào rổ, rửa kỹ dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Bạn có thể nhặt bỏ những hạt đỗ hỏng hoặc nổi trên mặt nước.
Ngâm đỗ: Ngâm đỗ đen trong nước ấm (khoảng 40-50°C) từ 2-4 tiếng, hoặc tốt nhất là ngâm qua đêm (6-8 tiếng). Nếu không có thời gian, bạn có thể ngâm trong nước nóng khoảng 1 tiếng để đỗ nở nhanh hơn.
Mẹo: Thêm một chút muối hoặc baking soda (khoảng 1/4 thìa cà phê) vào nước ngâm để giúp đỗ mềm nhanh hơn khi hầm.
Bước 2: Rang đỗ (bước quan trọng để tiết kiệm thời gian)
Sau khi ngâm, vớt đỗ ra để ráo nước.Cho đỗ vào chảo khô, rang trên lửa vừa trong khoảng 5-7 phút, đảo đều tay đến khi đỗ có mùi thơm nhẹ và lớp vỏ hơi săn lại.

Lợi ích của rang: Giúp phá vỡ cấu trúc vỏ đỗ, làm đỗ nhanh nhừ hơn và tăng hương vị thơm ngon.
Bước 3: Hầm đỗ đen bằng nồi áp suất
Chuẩn bị nồi áp suất: Cho đỗ đen đã rang vào nồi áp suất. Đổ nước ngập đỗ, tỉ lệ khoảng 1 phần đỗ : 4-5 phần nước (tùy ý thích nước nhiều hay ít).
Hầm đỗ:Đóng nắp nồi áp suất, bật bếp và đun ở lửa lớn đến khi nồi bắt đầu xì hơi.Giảm lửa nhỏ, hầm trong khoảng 15-20 phút (tùy loại nồi áp suất).
Sau khi hầm xong, đợi nồi xả hết áp suất, mở nắp và kiểm tra. Đỗ sẽ nhừ, mềm mịn mà không cần ninh lâu.
Tùy chỉnh: Nếu muốn nấu chè, bạn có thể thêm đường hoặc sữa đặc sau khi đỗ nhừ, đun thêm 5 phút để ngấm vị. Nếu dùng để uống nước, có thể lọc lấy nước hoặc để nguyên hạt tùy sở thích.

Cách hầm che đỗ đên nhanh nhừ Cách hầm che đỗ đên nhanh nhừ
Bước 4 (Thay thế nếu không có nồi áp suất) nếu không có nồi áp suất, bạn có thể dùng nồi thường:
Sau khi rang, cho đỗ vào nồi, đổ nước ngập và đun sôi.Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ, hớt bọt và đun trong khoảng 40-60 phút. Thỉnh thoảng kiểm tra và thêm nước nếu cần.
Bạn có thể thêm một thìa cà phê baking soda vào nồi khi đun để đỗ nhanh nhừ hơn (lưu ý không lạm dụng vì có thể ảnh hưởng mùi vị).

Mẹo để hầm đỗ đen nhanh hơn
Dùng nước nóng: Khi hầm, sử dụng nước nóng thay vì nước lạnh để rút ngắn thời gian đun. Baking soda: Một chút baking soda (khoảng 1/8 thìa cà phê cho 200g đỗ) giúp làm mềm vỏ đỗ nhanh chóng.
Chọn đỗ tốt: Đỗ đen hạt nhỏ, đều, mới thu hoạch sẽ dễ nhừ hơn đỗ cũ. Nồi áp suất là chìa khóa: Nếu có nồi áp suất, hãy sử dụng vì nó giảm thời gian hầm xuống chỉ còn 1/3 so với nồi thường.
Lưu ý: Nếu dùng baking soda, chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ để tránh làm đỗ có vị lạ. Sau khi hầm, nếu không dùng ngay, bảo quản đỗ trong tủ lạnh và sử dụng trong 2-3 ngày để giữ độ tươi ngon. Đỗ đen hầm xong có thể dùng để nấu chè, làm nước uống giải nhiệt, hoặc chế biến các món ăn khác như xôi, bánh. Với cách hầm đỗ đen này, bạn chỉ cần khoảng 30-40 phút là đã có món đỗ đen nhừ mềm, thơm ngon mà không tốn quá nhiều thời gian ninh nấu.