Người giàu tuyệt đối tránh xa 3 việc để Giàu càng giàu, Phúc Lộc vô viên
Kiếm tiền khó nhưng tiêu tiền lại rất nhanh bởi thế những người giàu có thường tránh xa 3 việc để giữ gìn sự giàu có bền vững.
Không phải ngẫu nhiên mà một số người có thể tạo dựng và duy trì sự giàu có bền vững qua nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ. Ngoài tư duy tài chính thông minh, kỷ luật bản thân cao và tinh thần học hỏi không ngừng, người giàu còn có những “bí quyết sống” rất riêng. Một trong số đó chính là tránh xa 3 việc tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm bào mòn tài sản, thời gian và năng lượng.
Vậy 3 việc mà người giàu thường tránh là gì? Hãy cùng khám phá để hiểu thêm về tư duy giàu có và rút ra bài học cho chính mình.
1. Không tiêu tiền để thể hiện sự giàu có
Có một sự thật thú vị là những người giàu thực sự lại thường rất kín đáo và khiêm tốn trong cách họ chi tiêu. Họ không vội vàng mua xe sang, nhà lầu hay đồ hiệu chỉ để chứng minh đẳng cấp. Thay vào đó, họ ưu tiên dùng tiền cho đầu tư, giáo dục, các tài sản sinh lời hoặc hoạt động thiện nguyện.
Người giàu tiêu tiền thông minh không dùng tiền phô trương sự giàu
Người giàu hiểu rõ rằng: “Tiền làm ra để phục vụ cuộc sống chứ không phải để phô trương.” Việc tiêu xài quá đà vào những thứ không tạo ra giá trị lâu dài sẽ chỉ khiến dòng tiền bị thất thoát, tạo áp lực tài chính và đánh mất sự tự do.
Thậm chí, nhiều triệu phú và tỷ phú nổi tiếng như Warren Buffett, Mark Zuckerberg hay Ingvar Kamprad (người sáng lập IKEA) đều sống rất giản dị. Họ không chạy theo lối sống hào nhoáng, mà tập trung vào giá trị thật bên trong. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa người giàu thật sự và những người chỉ “giàu bề nổi”.
Khi khoe giàu bạn còn đôi mặt với nhiều phiền nhiễu khác như bị vay mượn, đe dọa…
Bài học rút ra: Nếu muốn trở nên giàu có và bền vững về tài chính, đừng cố thể hiện qua đồ vật, hãy đầu tư vào kiến thức, trải nghiệm và tài sản sinh lời.
2. Tránh xa những cuộc trò chuyện tiêu cực và vô bổ
Thời gian là tài sản quý giá nhất của mỗi người – và người giàu hiểu điều đó hơn ai hết. Họ rất chọn lọc trong việc giao tiếp và dành thời gian cho ai, vào việc gì. Những cuộc nói chuyện lan man, mang đầy sự phàn nàn, đổ lỗi hay soi mói đời tư người khác không nằm trong lịch trình của họ.
Người giàu không tham gia vào các cuộc “tám chuyện” vô nghĩa, không lan truyền tin đồn thất thiệt, và càng không để bản thân bị lôi kéo vào các mối quan hệ độc hại. Thay vào đó, họ tìm kiếm những cuộc đối thoại truyền cảm hứng, các mối quan hệ mang lại giá trị tinh thần và cơ hội hợp tác.
Người giàu tránh xa những cuộc vui vô nghĩa
Họ tin rằng: “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn thường xuyên tiếp xúc nhất”. Vì vậy, họ lựa chọn đồng hành cùng những người tích cực, thông minh, có chí tiến thủ và biết trân trọng thời gian.
Bài học rút ra: Nếu bạn muốn thành công, hãy cẩn trọng với những gì bạn nghe, những người bạn gặp và những cuộc nói chuyện bạn tham gia mỗi ngày.
3. Không đặt cảm xúc lên trên lý trí khi ra quyết định tài chính
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người thường là khả năng kiểm soát cảm xúc trong đầu tư và chi tiêu. Người giàu không ra quyết định dựa trên sự hứng thú nhất thời, sợ hãi hay lòng tham. Họ có kế hoạch tài chính rõ ràng, có tầm nhìn dài hạn và luôn đánh giá rủi ro một cách khách quan.
Ví dụ, khi thị trường chứng khoán biến động, thay vì hoảng loạn bán tháo, người giàu thường bình tĩnh phân tích tình hình, nắm bắt cơ hội mua vào nếu giá trị cổ phiếu thực sự hấp dẫn. Ngược lại, họ cũng không bị “cuốn theo đám đông” để đầu tư vào thứ mình không hiểu chỉ vì… “ai cũng làm vậy”.
Họ cẩn trọng khi quyết định liên quan tới tài chính
Ngoài ra, họ cũng tránh xa các trò chơi may rủi, những khoản đầu tư kiểu “một ăn mười” thiếu căn cứ. Bởi với họ, giàu có không phải là chuyện thắng lớn trong một đêm, mà là kết quả của những quyết định nhỏ, thông minh, liên tục qua thời gian.
Bài học rút ra: Muốn giàu, hãy học cách điều khiển cảm xúc – đặc biệt là trong những thời điểm then chốt như đầu tư, chi tiêu lớn, hay đàm phán hợp đồng.
Kết luận: Giàu không phải là điểm đến, mà là cách sống
Người giàu không chỉ giàu vì có nhiều tiền. Họ giàu vì biết cách nghĩ khác, làm khác và sống có chiến lược. Việc tránh xa 3 thói quen tưởng chừng đơn giản: tiêu tiền để khoe khoang, giao tiếp tiêu cực và hành động cảm tính, chính là một phần trong “bí mật thành công” của họ.
Nếu bạn đang trên hành trình xây dựng sự nghiệp và cuộc sống vững vàng, hãy học cách tư duy như người giàu. Bắt đầu bằng việc thay đổi thói quen mỗi ngày, bạn sẽ dần tiến gần hơn đến tự do tài chính và một cuộc sống thực sự chất lượng.
Ở đời ‘Không nên bưng 3 loại bát, không nên phát 3 loại tài và không mắc 3 loại nợ’: Có nghĩa là gì?
Đây là một trong những lời dạy rất nổi tiếng của người xưa, hãy cùng tìm hiểu cụ thể là gì nhé!
Không nên bưng 3 loại bát
Không “bưng bát” của người thân, bạn bè
Theo quan niệm dân gian, “bưng bát” là cách nói ẩn dụ cho việc kiếm sống, làm ăn. Người xưa khuyên: đừng bưng bát của người thân, bạn bè, ý là không nên phụ thuộc họ trong công việc hay kinh doanh. Dù là người thân thiết đến mấy thì cứ dính vào tiền bạc là sinh khúc mắc. Chuyện nhỏ không giải quyết khéo sẽ dẫn đến rạn nứt tình cảm, vừa mất việc, vừa mất người thân.
Ở đời muốn giữ các mối quan hệ bền vững, tốt nhất nên độc lập về tài chính, tự nỗ lực vươn lên. Tốt nhất đừng làm chung với người thân, anh em, bạn bè để tránh sứt mẻ.
Không “bưng bát” nhanh gọn lẹ
Ở đời cái gì quá dễ dãi cũng tồn tại rủi ro. Đại loại những lời hứa hẹn như “kiếm tiền nhanh”, “dự án lãi khủng” phần lớn chỉ là bẫy ngọt ngào. Không ít người đang làm ăn ổn định, chỉ vì ham lời, dốc hết vốn lao vào đầu tư mù quáng để rồi cuối cùng mất trắng.
Hãy nhớ rằng ở đời muốn có thành tựu lâu dài, phải chấp nhận làm việc chăm chỉ, kiên trì theo thời gian. Cái gì càng đến nhanh sẽ càng mất nhanh, thậm chí gây ra hệ lụy nguy hiểm. Cần thận trọng trước những lời mời mọc làm ăn mà hứa hẹn lời lãi lớn.
Không “bưng bát” bỏng tay nguy hiểm
“Bưng bát bỏng tay” là hành động ám chỉ việc bất chấp nguy hiểm, làm điều vượt quá khả năng chỉ vì ham danh lợi. Nhiều người tài năng có hạn nhưng lại làm những việc quá sức của mình. Họ tưởng rằng mình có thể làm được, nhưng khi bắt tay thực hiện mới phát hiện vượt quá sức.
Sự nghiệp muốn bền vững phải đi từng bước cẩn trọng, không nên vì cái lợi trước mắt mà liều lĩnh. Biết lượng sức mình, tránh xa những việc mờ ám, phạm pháp. Bởi kiếm tiền bằng mọi giá đôi khi phải trả giá bằng chính sự nghiệp hoặc danh dự của bản thân.
Không nên bưng 3 loại bát
Không phát 3 loại tài
Không dựa vào chức vụ để phát tài
Khi vươn tới vị trí cao, nhiều người dễ bị cám dỗ dùng quyền lực để trục lợi. Tuy kiếm được chút tiền, nhưng nếu sai phạm bị phát hiện, cả sự nghiệp dày công xây dựng trong bao nhiêu năm tháng có thể tan tành trong phút chốc. Hãy nhờ đừng để lòng tham làm cho mờ mắt. Hãy nhớ: chức vụ là trách nhiệm, không phải công cụ làm giàu. Làm giàu tự sự chân thực mới bền lâu..
Không phát tài bằng cách đánh đổi tình cảm
Tiền bạc có thể kiếm mỗi ngày, tiêu đi lại kiếm lại, nhưng tình cảm gia đình, bạn bè, người thân một khi rạn nứt rất khó hàn gắn. Vì thế liên quan tới tiền bạc thì đừng gian manh, lừa dối, vay mượn không trả, hoặc lợi dụng tình cảm để trục lợi. Tình thân là vô giá, đừng vì chút lợi nhỏ mà đánh đổi. Người thành công thực sự là người biết giữ vững tình cảm và đạo đức khi kiếm tiền.
Không phát tài bằng cách hại người
Nhiều người vì cái lợi trước mắt mà sẵn sàng hại người. Thế nhưng hãy nhớ lưới trời tuy thưa nhưng khó thoát, việc bạn làm ông Trời có mắt. Gieo nhân nào gặt quả nấy, chắc chắn có lúc sẽ lĩnh hậu quả mà thôi.
Không phát 3 loại tài
Không mắc ba loại nợ
Không mắc nợ con cái
Dù công việc bận rộn đến đâu, làm gì đi chăng nữa thì con cái vẫn là ưu tiên hàng đầu. Khi con thơ bé, con lớn lên, trưởng thành… mỗi khoảnh khắc đó chỉ có một lần, nếu bạn bỏ lỡ, sẽ không bao giờ lấy lại được. Trẻ không cần cha mẹ giàu có, mà cần sự hiện diện, tình yêu thương và sự đồng hành. Vì thế hãy dành thời gian bên con, lắng nghe, tâm sự với con nhiều hơn, đừng để tới khi nuối tiếc thì đã muộn.
Không mắc nợ cha mẹ
Cha mẹ là gốc rễ đời người, là người mà ta chịu ơn nhiều nhất trong suốt cuộc đời này. Khi bạn mải miết với công việc, họ âm thầm già đi từng ngày. Hiếu kính không chỉ là tiền bạc mà còn là sự quan tâm, thăm hỏi, chăm sóc khi cần. Đừng đợi khi có tiền hay rảnh rỗi mới về bên cha mẹ, có thể họ không đợi được nữa rồi. Hãy sống sao để không mang nợ tình thâm, không để ân nghĩa sinh thành trở thành tiếc nuối suốt đời.
Không mắc nợ ân nhân
Trong đời, ai cũng từng được giúp đỡ bởi những người quý giá, đó là ân nhân, là người từng chìa tay đúng lúc bạn cần nhất. Đừng quên những nghĩa tình ấy. Sự biết ơn có thể đơn giản chỉ là lời cảm ơn, một hành động nhỏ, hoặc là sự tử tế bạn lan tỏa lại cho người khác. Giữ lòng biết ơn là giữ đạo làm người, sống sao cho không thẹn với những người từng nâng đỡ mình.