Hoa hòe: vị thuốc dân dã giúp chữa cao huyết áp, phòng ngừa tai biến rất tốt
Theo Cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi: Hoa hòe là hoa của cây hòe, còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa.
Từ xa xưa, người ta thường dùng Hòe hoa để giảm huyết áp và phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giúp nâng cao độ đàn hồi của mạch máu và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể.
Cây hoa hòe
1. Công dụng của hoa hòe đối với sức khỏe
Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt, vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.
Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.
Tác dụng với mao mạch: Hoa hòe có tác dụng giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch, giúp phòng ngừa xơ mỡ động mạch.
2. Công dụng và cách dùng hoa hòe làm thuốc chữa bệnh
Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ
Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết.
Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Ngày uống 5 – 20g dưới dạng thuốc sắc.
Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.
Hoa hoè sao đen: Trị chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt. Ngày dùng 8 – 12g dạng thuốc hãm hoặc sắc.
Hoa hòe sao vàng: Chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc hãm hoặc sắc. Quả hòe có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8 – 10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5 – 3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.
Hoa hòa sao khô dùng làm thuốc
Cách pha trà hoa hòe tốt nhất cho người cao huyết áp
Dùng khoảng 20 – 30g hoa hòe khô, cho vào ấm, sau đó rót nước vừa đun sôi vào, với lượng nước khoảng 300ml tức là 10g hoa hòe tương đương 100ml nước. Sau đó đợi khoảng 3 – 5 phút sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi.
Ngoài ra, có thể có thể cho hoa hòe vào ấm sau đó bạn đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.
Giảm mỡ an toàn: 6 món ăn càng ăn càng nhẹ cân, rất dễ tìm ở chợ Việt
Dưới đây là 6 loại thực phẩm chính không những không gây tăng cân mà còn giúp bạn giảm mỡ lành mạnh, nếu ăn đúng cách.
Trong hành trình giảm cân, nhiều người lầm tưởng rằng tinh bột là “thủ phạm số 1” gây tăng cân. Cơm trắng, bánh mì, mì sợi… dường như bị đưa vào “danh sách đen” và bị loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cắt hoàn toàn thực phẩm chính trong thời gian dài không những làm giảm năng lượng, gây rối loạn nội tiết, rụng tóc, tâm trạng tiêu cực mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái trao đổi chất chậm, dễ béo trở lại khi ăn uống bình thường.
Vấn đề không nằm ở việc ăn tinh bột, mà là ăn sai loại. Có carbohydrate “tốt” và “xấu”. Tinh bột tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng khiến đường huyết tăng nhanh, làm cơ thể tiết nhiều insulin và dễ tích mỡ. Ngược lại, các loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ, tiêu hóa chậm lại giúp ổn định đường huyết, tạo cảm giác no và hỗ trợ giảm mỡ hiệu quả.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm chính không những không gây tăng cân mà còn giúp bạn giảm mỡ lành mạnh, nếu ăn đúng cách:
1. Hạt diêm mạch (quinoa) – “Siêu ngũ cốc”
Diêm mạch có hàm lượng protein từ 14–16%, gấp đôi gạo trắng, đồng thời chứa lysine – một axit amin quan trọng trong quá trình phát triển và phục hồi cơ bắp. Chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp duy trì đường huyết ổn định sau ăn.
Với người tập thể hình hay giảm mỡ, quinoa hấp cùng ức gà và rau xanh là một bữa ăn lý tưởng, no lâu mà không sợ dư thừa calo.
2. Khoai lang – “Chuyên gia tạo cảm giác no” tự nhiên
Khoai lang chứa lượng calo chỉ bằng một nửa gạo trắng nhưng giàu chất xơ và tinh bột kháng – “bạn đồng hành” của hệ vi sinh đường ruột. Ăn khoai lang hấp vào buổi sáng giúp no lâu, kiểm soát cơn đói, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Lưu ý: Khoai lang nướng tuy thơm ngon nhưng làm tăng đường huyết nhanh hơn. Ăn khoai lang hấp để nguội trước khi ăn sẽ tăng lượng tinh bột kháng, giúp giảm mỡ tốt hơn.
3. Cháo đậu xanh và ngũ cốc – “Bát cháo vàng” cho buổi sáng
Trong khi cháo trắng tiêu hóa nhanh và dễ gây đói sớm, cháo đậu xanh kết hợp ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu đỏ, yến mạch lại mang đến nguồn năng lượng bền vững.
Đậu xanh giàu protein thực vật và nhiều vi chất dinh dưỡng. Cấu trúc carbohydrate phức hợp giúp cơ thể tiêu hóa chậm hơn, giữ no lâu hơn, rất phù hợp với người giảm cân hoặc bị rối loạn đường huyết.
4. Yến mạch – “Miếng bọt biển” làm sạch ruột và giảm cholesterol
Yến mạch giàu beta-glucan – một loại chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thụ đường và chất béo, từ đó hạ mỡ máu, ổn định đường huyết. Ăn 3g beta-glucan mỗi ngày đã được chứng minh có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL).
Tuy nhiên, cần tránh yến mạch ăn liền pha sẵn nhiều đường. Nên chọn yến mạch nguyên chất, nấu cháo hoặc pha với nước nóng để giữ được toàn bộ lợi ích sức khỏe.
5. Bánh ngô hấp từ bột nguyên cám
Bánh ngô hấp làm từ bột ngô nguyên hạt, bột mì nguyên cám giữ nguyên chất xơ và dưỡng chất tự nhiên, giúp no lâu mà không gây tăng đột biến đường huyết.
Tuy nhiên, các loại bánh công nghiệp thường trộn thêm bột trắng và đường để tăng vị ngon. Đây chính là “bẫy calo” khiến nỗ lực giảm cân thất bại. Một chiếc bánh ngô nguyên chất, kết hợp với rau củ và đậu phụ ít béo là bữa ăn nhẹ hoàn hảo.
6. Kiều mạch – “Trùm cuối” thầm lặng trong làng giảm cân
Ở Trung Quốc cổ đại, kiều mạch được mệnh danh là “thung lũng thanh lọc ruột”. Ngày nay, nhiều người cho rằng kiều mạch là “món của người già” mà không biết rằng đây là một thực phẩm giảm béo cực kỳ hiệu quả.
Chỉ số đường huyết của kiều mạch chỉ 45, thấp hơn hầu hết các loại tinh bột thông thường. Ngoài ra, thành phần rutin trong kiều mạch giúp tăng độ đàn hồi thành mạch, hỗ trợ giảm mỡ máu.
Kiều mạch cũng giàu axit amin chuỗi nhánh, phù hợp với người muốn giảm mỡ nhưng vẫn giữ cơ. Nếu không quen vị đắng, có thể sử dụng mì kiều mạch hoặc trộn bột kiều mạch làm bánh hấp, bánh xèo.
Giảm cân không có nghĩa là “nói không với tinh bột”, mà là lựa chọn tinh bột đúng cách. Các thực phẩm chính giàu chất xơ, ít tinh chế không chỉ giúp bạn no lâu, ổn định đường huyết mà còn thúc đẩy quá trình đốt mỡ. Hãy ăn tinh bột thông minh, thay vì loại bỏ chúng hoàn toàn, vì chúng có thể là trợ thủ đắc lực cho hành trình giảm cân của bạn.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Nguồn: Sohu)