3 sai lầm phổ biến khiến con mãi không trưởng thành: Cha mẹ nào cũng dễ mắc ít nhất 1 lỗi này
Cha mẹ nào cũng thương con hết lòng, nhưng đáng tiếc là nhiều thói quen tưởng chừng đúng và tốt lại vô tình kìm hãm sự tự tin, phát triển và tương lai của con trẻ.
Ba sai lầm cha mẹ thường mắc khiến con cái khó trưởng thành:
1. So sánh con với “con nhà người ta”
“Nhìn con nhà bác A kìa…”, “Bạn B bằng tuổi con đã giành học bổng rồi đấy”, hay “Sao con không được như chị con?” – đó là những lời nói tưởng như vô hại nhưng lại trở thành “vết dao” đâm sâu vào lòng tự trọng của con trẻ. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng những câu so sánh này sẽ tạo động lực để con cố gắng hơn. Nhưng thực tế, chúng chỉ khiến con cảm thấy mình không đủ tốt, không xứng đáng và luôn thua kém người khác.
Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt – có bé học giỏi, có bé khéo tay, có bé hướng ngoại, có bé sống nội tâm. Khi bị đem ra so sánh, con sẽ dần mất đi niềm tin vào giá trị bản thân. Câu nói “Dù cố gắng cũng chẳng bằng ai” sẽ âm thầm lớn lên trong tâm trí con. Lâu dần, trẻ không còn muốn cố gắng nữa.
Không chỉ vậy, sự so sánh còn dễ dẫn đến đố kỵ, ghen ghét. Con có thể thu mình lại, mất tự tin, hoặc cực đoan hơn, tìm mọi cách để vượt người khác – kể cả sai trái – chỉ để được cha mẹ công nhận. Nhưng bi kịch là: đó không phải là cuộc đời con mong muốn, mà là cuộc đời được đo theo tiêu chuẩn của người khác.
“Nhìn con nhà bác A kìa…”, “Bạn B bằng tuổi con đã giành học bổng rồi đấy”, hay “Sao con không được như chị con?” – đó là những lời nói tưởng như vô hại nhưng lại trở thành “vết dao” đâm sâu vào lòng tự trọng của con trẻ.
2. Làm thay con mọi việc
“Để mẹ làm cho nhanh”, “Để bố làm giúp”… Những lời nói xuất phát từ tình thương lại vô tình tạo ra thói quen lệ thuộc nơi con trẻ. Cái cặp chưa kịp dọn, mẹ đã dọn hộ. Quần áo chưa kịp gấp, bố đã làm thay. Con chưa kịp quyết định ăn gì, mẹ đã bưng tận nơi. Con đi học, từng bước đều được cha mẹ nhắc nhở, dẫn dắt. Ngỡ là yêu thương, hóa ra lại là “kìm chân” con lớn.
Khi mọi việc đều được người lớn bao bọc, trẻ không còn cơ hội học cách tự lập. Chúng lớn lên với suy nghĩ: “Có người khác lo, mình không cần cố”. Không biết tự chăm sóc bản thân, không có trách nhiệm với thời gian hay tài sản, và quan trọng hơn, không có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình.
Kết quả là khi bước ra đời – học đại học, sống xa nhà – nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái bối rối, lúng túng: không biết nấu ăn, không biết giặt đồ, không biết tự sắp xếp cuộc sống. Và khi gặp khó khăn, phản xạ đầu tiên không phải là tìm cách giải quyết mà là… gọi về nhà cầu cứu.
“Để mẹ làm cho nhanh”, “Để bố làm giúp”… Những lời nói xuất phát từ tình thương lại vô tình tạo ra thói quen lệ thuộc nơi con trẻ.
3. Áp đặt ước mơ của mình lên con
Không ít bậc cha mẹ đang cố gắng hoàn thành những “giấc mơ còn dang dở” của chính mình… thông qua con cái. Mẹ từng mơ ước trở thành bác sĩ, nên ép con thi vào ngành Y dù con không hứng thú. Bố từng nuôi hoài bão học Kiến trúc nhưng lỡ dở, nay bắt con học vẽ từ nhỏ với hi vọng con sẽ “thay bố thực hiện ước mơ”.
Có biết bao đứa trẻ lớn lên trong một lịch trình dày đặc: lớp học thêm, sân khấu biểu diễn, phòng luyện thi, nhưng chưa từng một lần được hỏi:“Con thật sự muốn gì? Con yêu thích điều gì?”
Tưởng rằng cha mẹ đang mở lối cho con đi, nhưng thực chất, con đang bị đẩy vào một con đường không thuộc về mình. Con học một ngành “hot”, nổi tiếng là “có tương lai”, nhưng không yêu nổi nó dù chỉ một ngày. Con ra trường với tấm bằng sáng chói, nhưng tâm hồn lại trống rỗng và lạc lõng. Có những bạn trẻ sống trong áp lực điểm số và kỳ vọng quá lớn, đến mức rơi vào lo âu, trầm cảm, hoặc tệ hơn – đánh mất chính mình.
Khi không được phép lựa chọn, con sẽ dần mất khả năng ra quyết định cho cuộc sống. Con không biết điều gì khiến mình vui, điều gì là thế mạnh của bản thân. Và bi kịch lớn nhất không nằm ở việc con thi rớt một trường đại học hay không kiếm được công việc lương cao – mà là việc con sống cả đời mà không biết mình sống vì điều gì.
Điều cha mẹ thực sự nên làmYêu thương không có nghĩa là kiểm soát.Dạy dỗ không có nghĩa là làm thay.Định hướng không có nghĩa là quyết định thay mọi thứ cho con.
Làm cha mẹ, đôi khi điều tốt nhất không phải là đi trước mở đường, mà là lùi lại một bước, trao cho con quyền được tự bước đi – dù chậm, dù vấp ngã. Và khi con quay đầu lại nói: “Con mệt quá…”, bạn vẫn đủ gần để dang tay ôm con vào lòng, cho con sự an ủi và bình yên.
Một đứa trẻ biết tự lập, biết điều mình yêu, dám chọn con đường mình tin – đó mới là một đứa trẻ hạnh phúc. Và khi ấy, cha mẹ có thể tự hào không phải vì con “thành công” theo định nghĩa của xã hội, mà vì con đang sống đúng với trái tim, giá trị và bản chất chân thực nhất của mình.
Nhận thức được 6 điều này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vận mệnh của cuộc đời
Trên thế giới này có rất nhiều điều đẹp đẽ mà bạn không thể theo đuổi hết trong suốt cuộc đời. Vậy nên cách tốt nhất để yên bình là nên biết kiềm chế ham muốn của mình.
Kinh Dịch được mệnh danh là “Cuốn sách Kinh đầu tiên và cội nguồn của con đường vĩ đại”, có ảnh hưởng trọng yếu đối với triết học, văn học, chính trị, pháp luật, thiên văn của các nước Á Đông, cuốn sách ẩn chứa trí tuệ của tổ tiên và tiết lộ nhiều bí mật. Nếu hiểu được 6 điều này thì cuộc sống của bạn sẽ suôn sẻ.
1. Trái tim bạn rộng bao nhiêu, phúc lành của bạn sâu sắc bấy nhiêu
Kinh Dịch nói: “Đi trên con đường bằng phẳng của Đạo Trời, lòng người thanh tịnh cát tường”.
Thế gian này vẫn luôn vận hành theo quy luật, nhưng tâm lý con người thì có thể thay đổi. Nếu trái tim bạn lớn thì mọi phiền não sẽ trở nên nhỏ bé, còn nếu trái tim bạn nhỏ thì mọi rắc rối sẽ biến thành lớn.
Chỉ cần bạn có tâm hồn rộng mở thì thế giới này sẽ bao dung với bạn. Chỉ bằng cách thư giãn đầu óc và suy nghĩ nhiều hơn về những điều tốt đẹp trong mọi việc, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Hãy làm tốt điều mình nên làm, đừng ham muốn quá nhiều và đừng mạo hiểm. (Ảnh minh họa)
2. Biết hài lòng
Người xưa nói: “Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển”, ý nói “Nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì bản chất tự nhiên của người ấy sẽ là nông nổi”.
Một người có dục vọng quá nhiều thì sẽ khuyết thiếu trí tuệ và tâm linh. Người như thế sẽ bị dục vọng làm cho mê muội mất cả ý chí, những phúc lành cũng không thể đến, thậm chí khiến tính mạng của con người gặp nguy hiểm.
Lão Tử nói: “Họa mạc đại vu bất tri túc; cữu mạc đại vu dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ”, tức là không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được, cho nên biết cho mình là có đủ thì sẽ luôn luôn đủ.
Ở đời ai cũng có những nhu cầu nhất định trong cuộc sống, nhưng nếu ham muốn quá lớn sẽ chỉ phản tác dụng và mang đến nhiều tai họa.
Trên thế giới này có rất nhiều điều đẹp đẽ mà bạn không thể theo đuổi hết trong suốt cuộc đời. Vậy nên cách tốt nhất để yên bình là nên biết kiềm chế ham muốn của mình.
3. Sống trong hiện tại và biết trân trọng
Trong sách Chu Dịch có câu nói: “Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật”, nghĩa là người quân tử thận trọng nhìn đoán định thời cơ, sự việc mà hành động cho đúng, không đợi hết ngày để tránh được hậu họa.
Người thực sự thông minh sẽ biết nắm bắt cơ hội và hành động, không bao giờ đợi đến ngày mai.
Thời gian như cát giữa kẽ ngón tay, luôn vô tình trôi đi. Hơn nữa cuộc đời này của con người vốn không dài cũng không ngắn. Nguyên nhân ở nửa đời đầu sẽ là kết quả ở nửa đời sau, sự kiên trì ở hiện tại sẽ thu về quả ngọt ở tương lai.
Phải mất nửa cuộc đời tôi mới nhận ra rằng tất cả thời gian trong tương lai là quá dài để có thể cạnh tranh với sự vô thường của thế gian. Bạn không bao giờ biết ngày mai sẽ ra sao.
Vậy nên hãy làm những việc tốt, đừng lo lắng về tương lai và hãy sống cuộc sống tốt nhất của bạn ngay bây giờ. Chỉ khi bạn không còn quá nhiều phiền não, bạn mới có thể đưa ra câu trả lời cho chính bản thân mình.
Có câu nói rằng: “Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ”, ý là “Ngày tháng trôi qua không bao giờ trở lại, tuổi chẳng đợi chờ ta”.
Vậy nên đừng sợ những gì bạn muốn làm, đừng trì hoãn người bạn muốn gặp. Khi tuổi trẻ vẫn còn, hãy làm việc chăm chỉ hơn; khi cơ hội vẫn còn, hãy trân trọng những người bên cạnh mình nhiều hơn.
Hãy sống trong hiện tại và đừng để lại bất kỳ điều hối tiếc nào trong cuộc đời. Bởi chỉ những người biết trân trọng mới xứng đáng có được hạnh phúc.
4. Hãy giữ một tâm thái khiêm tốn
Kinh Dịch viết: “Thiên Đạo kỵ mãn, nhân Đạo kỵ toàn”, nghĩa là “Đạo Trời thì kỵ đầy đủ, còn Đạo người thì kỵ vẹn toàn”.
Những người thực sự thông minh sẽ biết khiêm tốn, họ sẽ không đưa mình lên vị trí giỏi nhất và họ cũng không bao giờ kiêu ngạo.
Bởi kẻ kiêu ngạo thì sẽ bị mọi người ghét bỏ. Chỉ có khiêm tốn và không phô trương thì bất cứ nơi nào họ đến đều sẽ được chào đón, người như vậy họ có thể tiếp tục học hỏi và làm giàu cho bản thân.
5. Giữ tâm trí bình tĩnh và tự chủ
Chúng ta nên làm gì khi bầu trời đầy mây? Hãy giữ một tâm thái ung dung, nếu phải mưa thì trời sẽ mưa, sao không ăn uống, vui chơi, thư giãn trước đã.
Trong cuộc đời con người, mọi việc đều là có an bài, đó không phải là điều có thể thay đổi được, vậy nên hãy sống thuận theo tự nhiên. Nhưng chờ đợi không có nghĩa là thụ động, bất lực, mà chờ đợi có nghĩa là bình tĩnh và tự chủ.
6. Hãy vui vẻ, đừng sợ hãi hay lo lắng
Cuộc sống luôn có những điều tốt và điều xấu song hành. Dù bạn có thích hay không thì cuộc sống cũng sẽ đẩy bạn về phía trước. Bởi vậy hiểu rõ số mệnh cũng là một loại dũng khí.
Hãy làm tốt điều mình nên làm, đừng ham muốn quá nhiều và đừng mạo hiểm. Dù bạn ở trong môi trường nào, bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái với hiện tại.