Tổ Tiên nói: ‘Trời tối đừng làm 3 điều, trong nhà không gặp họa’, đó là gì vậy?

Tổ Tiên nói: ‘Trời tối đừng làm 3 điều, trong nhà không gặp họa’, đó là gì vậy?
Người xưa nói, vào buổi tối có 3 việc không nên làm, kẻo gia đình dễ gặp tai ương.

Từ xưa, ông cha ta đã để lại nhiều lời dạy tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn chứa sự tinh tế và thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống. Trong đó có một câu rất nổi tiếng: “Trời tối đừng làm 3 điều, trong nhà không gặp họa.” Đây không phải là điều mê tín mà là bài học nhân văn đúc kết từ kinh nghiệm sống, thể hiện sự cẩn trọng, ý thức giữ gìn bình an cho bản thân và gia đình. Hãy tìm hiểu 3 điều ấy là gì nhé!

Tổ Tiên nói: 'Trời tối đừng làm 3 điều, trong nhà không gặp họa', đó là gì vậy?Tổ Tiên nói: ‘Trời tối đừng làm 3 điều, trong nhà không gặp họa’, đó là gì vậy?

Tối đến, đừng cãi vã – Đừng làm tổn thương nhau lúc mỏi mệt nhất
Mỗi ngày qua đi, chúng ta ai cũng bận rộn với công việc, học hành, bon chen và áp lực. Ngần ấy gánh nặng khiến họ dường như bị hút cạn kiệt sức lực, tinh thần. Vì thế tối về, ai cũng cần một khoảng lặng để nghỉ ngơi, để phục hồi. Chỉ tiếc là, có nhiều mâu thuẫn trong gia đình lại nổ ra vào buổi tối: người này trách người kia về việc chưa làm, bữa ăn không ngon, con cái bị la mắng vì điểm kém, vợ chồng tranh luận vì chuyện cơm áo gạo tiền. Có đôi lúc đầu người ta tưởng vỡ tung vì căng thẳng.
Người xưa dạy “tối đừng cãi nhau” là vì lúc ấy ai cũng dễ mệt, dễ căng, khi mệt lại gặp chuyện không vui thì lời nói như hổ dữ, dễ chì chiết, quát tháo lẫn nhau, câu chuyện dễ biến thành tranh chấp. Có những lời lẽ, một khi buông ra trong cơn tức giận, sẽ trở thành vết xước không dễ xóa mờ. Có khi vì một câu nói mà cả gia đình chìm vào im lặng suốt cả tháng trời không nguôi.
Hãy nhớ buổi tối là để ngồi gần nhau hơn, cha mẹ con cái quay quần sum họp, không phải để đẩy nhau ra xa.
Tối đến, đừng làm điều xấu – Đừng để bóng tối che giấu phần tăm tối trong mình
Bóng tối là thời điểm dễ khiến con người buông lỏng kỷ luật. Nhiều người chọn đêm làm thời điểm để lén lút, để trốn tránh, hoặc làm những điều mà họ không dám làm ban ngày. Buổi tối người ta dễ làm những việc xấu như nói dối, buông thả bản thân.

Tổ tiên nhắc “đừng làm điều xấu khi trời tối” như một lời khuyên dù hoàn cảnh bên ngoài như nào, cũng tuyệt đối không để tác động xấu tới nhân tính của mình. Điều đúng thì dù là đêm hay ngày, cũng nên làm; điều sai thì đừng lợi dụng bóng tối để biện minh.
Người tử tế không phải là người không có lỗi, mà là người biết tự dừng lại trước ranh giới lương tâm, kể cả khi không ai chứng kiến.

Không cho người lạ vào nhàKhông cho người lạ vào nhà
Đừng mở cửa cho người lạ lúc trời tối – Bài học về an toàn và cảnh giác
Trời tối, nhìn không rõ người không rõ vật cũng là lúc có nhiều kẻ xấu dòm ngó nhà người khác để làm những điều trái với đạo đức, trái pháp luật, ví dụ như trộm cắp chẳng hạn. Vì thế, trời tối nên khóa cổng cẩn thận, đừng mở cửa cho người lạ,
Ngày nay, lời dạy này vẫn giữ nguyên giá trị, nhất là khi xã hội càng hiện đại, các mối nguy lại càng tinh vi và khó lường. Nhưng bên cạnh yếu tố an toàn, câu nói ấy còn dạy chúng ta biết giữ giới hạn trong việc tiếp xúc, chọn lọc trong các mối quan hệ, và cẩn trọng trong việc bảo vệ không gian sống riêng tư.
Câu nói này còn có ý nhắc nhở chúng ta, bất cứ thời điểm nào cũng cần đề cao cảnh giác, đừng tùy tiện mở lòng mình với tất cả mọi người kẻo có ngày gặp họa.

Tổ Tiên nói: ‘Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn’, vì sao lại thế?
Người xưa nói, kiêng kỵ nhất là chim sa tận nơi, cá nhảy tận bờ, vì sao lại thế?

Chim sa cá nhảy là hiện tượng bất thường của thiên nhiên. Ví dụ, đang yên lành tự dưng thấy có con chim bay sà xuống sân nhà, không còn lành lặn. Hoặc ở ao trong nhà tự dưng cá lại nhảy vọt lên bờ, rõ ràng là điều không bình thường. Đối với thói quen tìm kiếm đồ ăn thì đó là những món ăn hời không mất công mà có. Nhưng ở góc độ tâm linh, ông bà ta không bao giờ dùng những chim, cá đó mà sẽ nhanh chóng nhắc nhở con cháu mang phóng sinh thả chúng ra ngoài cho chúng về tự nhiên.

Tổ Tiên nói: 'Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn', vì sao lại thế?Tổ Tiên nói: ‘Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn’, vì sao lại thế?

Theo kinh nghiệm dân gian, “chim sa tận nơi, cá nhảy tận bờ” là điềm báo không lành, báo hiệu những biến động hoặc xui xẻo sắp xảy ra. Trong tự nhiên, chim vốn bay trên trời, cá bơi dưới nước – cả hai đều là loài linh hoạt, tinh khôn. Vì vậy, khi bất ngờ thấy chim rơi xuống sân hay cá nhảy lên bờ, người xưa cho rằng đó là hiện tượng bất thường, đi ngược với quy luật tự nhiên. Những dấu hiệu này có thể là điềm báo cho thấy đất cát xung quanh bị động, khiến các con vật cũng không yên. Câu nói này, người xưa có ýnhắc nhở con cháu nên quan sát kỹ lưỡng những bất thường trong thiên nhiên, từ đó điều chỉnh nếp sống để tránh tai họa có thể xảy đến.
Tuy nhiên, với những người không tín, thì họ cho rằng đó là điều bình thường. Ai thích bắt ăn thì cứ làm, không có gì lo lắng.
Xét về ý nghĩa sâu sa, ta sẽ nhận ra rằng, đó không chỉ là câu nói về chim hay cá, mà là lời răn dạy thấm đẫm nhân nghĩa và đạo đức con người.
Cái gì đến quá dễ, chưa chắc là lộc
Người xưa rất coi trọng công sức lao động ủa con người. Họ tin rằng, những gì có được nhờ mồ hôi, công sức mới là của bền, của quý. Ngược lại, cái gì tự nhiên rơi xuống trước mặt, đến quá bất ngờ thì thường mang theo tai họa.
Chim sa tận nơi – nghĩa là con chim tự nhiên rơi xuống ngay trước mặt. Cá nhảy tận bờ – là con cá không cần thả câu, không cần lưới, vẫn tự nhảy lên bờ ngay trước mắt. Đây rõ ràng là sự thuận lợi quá mức đến đáng sợ.

Áp dụng vào thực tại, các cụ ta nhắn nhủ: đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi đạo lý. Đừng nghĩ rằng cứ dễ lấy thì lấy, cứ có thì nhận. Trên đời thức ăn miễn phí chỉ có trong bẫy chuột mà thôi. Cái gì càng dễ có thì càng dễ mất đi.

Cái gì đến quá dễ, chưa chắc là lộc Cái gì đến quá dễ, chưa chắc là lộc
Biết dừng lại trước cái không thuộc về mình – đó là khí chất người tử tế
Câu nói này còn ám chỉ một điều, lòng tham là khởi đầu của tai họa. Người khôn không phải là người thấy gì cũng vơ vào, mà là người biết từ chối điều không thuộc về mình.
Chim tự dưng rơi, cá tự dưng nhảy lên bờ biết đâu chúng là điềm báo xui rủi, hoặc là vật của người khác. Nếu tham mà lấy có khi lại gánh nghiệp cho người khác.
Người xưa dạy con cháu sống “biết điều”, “biết dừng”, chính là để rèn sự khiêm tốn, tỉnh táo, và có giới hạn trong hành động. Không phải cứ thấy cái lợi nhỏ mà quên mất hiểm họa to. Không phải thấy lợi là nhào vào. Càng những thứ bất ngờ đến quá nhanh, càng phải kiểm chứng, phải xét suy, phải biết lùi một bước để quan sát toàn cục.
Sống có đạo, trời không phụ – Sự thiện lương luôn có giá trị lâu dài
Tóm lại “Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn” còn thể hiện cái tâm thiện lương, nhân hậu của cha ông ta. Con chim sa có thể đang bị thương, con cá nhảy lên có khi là vì tuyệt vọng. Hai con vật này chỉ là ẩn dụ cho những người sa cơ lỡ vận, vì thế thay vì tiếp tay làm hại, tại sao không cứu giúp, tha cho chúng một con đường sống?