Tổ Tiên nói: ‘Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn’, vì sao lại thế?

Tổ Tiên nói: ‘Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn’, vì sao lại thế?
Người xưa nói, kiêng kỵ nhất là chim sa tận nơi, cá nhảy tận bờ, vì sao lại thế?

Chim sa cá nhảy là hiện tượng bất thường của thiên nhiên. Ví dụ, đang yên lành tự dưng thấy có con chim bay sà xuống sân nhà, không còn lành lặn. Hoặc ở ao trong nhà tự dưng cá lại nhảy vọt lên bờ, rõ ràng là điều không bình thường. Đối với thói quen tìm kiếm đồ ăn thì đó là những món ăn hời không mất công mà có. Nhưng ở góc độ tâm linh, ông bà ta không bao giờ dùng những chim, cá đó mà sẽ nhanh chóng nhắc nhở con cháu mang phóng sinh thả chúng ra ngoài cho chúng về tự nhiên.

Tổ Tiên nói: 'Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn', vì sao lại thế?Tổ Tiên nói: ‘Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn’, vì sao lại thế?

Theo kinh nghiệm dân gian, “chim sa tận nơi, cá nhảy tận bờ” là điềm báo không lành, báo hiệu những biến động hoặc xui xẻo sắp xảy ra. Trong tự nhiên, chim vốn bay trên trời, cá bơi dưới nước – cả hai đều là loài linh hoạt, tinh khôn. Vì vậy, khi bất ngờ thấy chim rơi xuống sân hay cá nhảy lên bờ, người xưa cho rằng đó là hiện tượng bất thường, đi ngược với quy luật tự nhiên. Những dấu hiệu này có thể là điềm báo cho thấy đất cát xung quanh bị động, khiến các con vật cũng không yên. Câu nói này, người xưa có ýnhắc nhở con cháu nên quan sát kỹ lưỡng những bất thường trong thiên nhiên, từ đó điều chỉnh nếp sống để tránh tai họa có thể xảy đến.
Tuy nhiên, với những người không tín, thì họ cho rằng đó là điều bình thường. Ai thích bắt ăn thì cứ làm, không có gì lo lắng.
Xét về ý nghĩa sâu sa, ta sẽ nhận ra rằng, đó không chỉ là câu nói về chim hay cá, mà là lời răn dạy thấm đẫm nhân nghĩa và đạo đức con người.
Cái gì đến quá dễ, chưa chắc là lộc
Người xưa rất coi trọng công sức lao động ủa con người. Họ tin rằng, những gì có được nhờ mồ hôi, công sức mới là của bền, của quý. Ngược lại, cái gì tự nhiên rơi xuống trước mặt, đến quá bất ngờ thì thường mang theo tai họa.
Chim sa tận nơi – nghĩa là con chim tự nhiên rơi xuống ngay trước mặt. Cá nhảy tận bờ – là con cá không cần thả câu, không cần lưới, vẫn tự nhảy lên bờ ngay trước mắt. Đây rõ ràng là sự thuận lợi quá mức đến đáng sợ.

Áp dụng vào thực tại, các cụ ta nhắn nhủ: đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi đạo lý. Đừng nghĩ rằng cứ dễ lấy thì lấy, cứ có thì nhận. Trên đời thức ăn miễn phí chỉ có trong bẫy chuột mà thôi. Cái gì càng dễ có thì càng dễ mất đi.

Cái gì đến quá dễ, chưa chắc là lộc Cái gì đến quá dễ, chưa chắc là lộc
Biết dừng lại trước cái không thuộc về mình – đó là khí chất người tử tế
Câu nói này còn ám chỉ một điều, lòng tham là khởi đầu của tai họa. Người khôn không phải là người thấy gì cũng vơ vào, mà là người biết từ chối điều không thuộc về mình.
Chim tự dưng rơi, cá tự dưng nhảy lên bờ biết đâu chúng là điềm báo xui rủi, hoặc là vật của người khác. Nếu tham mà lấy có khi lại gánh nghiệp cho người khác.
Người xưa dạy con cháu sống “biết điều”, “biết dừng”, chính là để rèn sự khiêm tốn, tỉnh táo, và có giới hạn trong hành động. Không phải cứ thấy cái lợi nhỏ mà quên mất hiểm họa to. Không phải thấy lợi là nhào vào. Càng những thứ bất ngờ đến quá nhanh, càng phải kiểm chứng, phải xét suy, phải biết lùi một bước để quan sát toàn cục.
Sống có đạo, trời không phụ – Sự thiện lương luôn có giá trị lâu dài
Tóm lại “Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn” còn thể hiện cái tâm thiện lương, nhân hậu của cha ông ta. Con chim sa có thể đang bị thương, con cá nhảy lên có khi là vì tuyệt vọng. Hai con vật này chỉ là ẩn dụ cho những người sa cơ lỡ vận, vì thế thay vì tiếp tay làm hại, tại sao không cứu giúp, tha cho chúng một con đường sống?

Người xưa có câu nói: “Thà mượn nhà để làm đám tang còn hơn mượn nhà để cưới vợ”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ câu nói này.

Qua nhiều thế hệ, người xưa đã đúc kết những kinh nghiệm sống thành những câu tục ngữ, tục lệ, và chúng đã được truyền lại cho đến ngày nay. Một số câu tục ngữ có vẻ như hiển nhiên, trong khi những câu khác đòi hỏi chúng ta phải trải nghiệm và suy ngẫm kỹ lưỡng để hiểu rõ ý nghĩa sâu xa. Chẳng hạn, câu nói “Thà mượn nhà để làm đám tang còn hơn mượn nhà để cưới vợ” có lẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ về ý nghĩa đằng sau.
Ở những vùng quê, mọi người thường nghe các câu tục ngữ, khẩu hiệu từ các cụ ông, cụ bà, dễ hiểu và đôi khi rất thú vị. Tuy nhiên, mỗi câu đều ẩn chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống. Câu nói “Thà mượn nhà làm đám tang chứ không mượn nhà để cưới vợ” là một trong những ví dụ điển hình. Tuy câu này có thể gây bối rối đối với nhiều người, nhưng thực tế, đó là một lời khuyên về những điều cấm kỵ trong xã hội xưa. Cùng nhau tìm hiểu để hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ này.

Thứ nhất, thà mượn nhà làm đám tang
Câu nói “Thà mượn nhà làm đám tang” ám chỉ việc cho người khác mượn nhà để tổ chức đám tang. Ở nông thôn, đám tang luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trong cộng đồng làng xóm. Những người con hiếu thảo thường đến từng nhà trong làng để nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, và trong nhiều trường hợp, người được mời không thể từ chối, vì đám tang là một sự kiện trọng đại.
Khi có đám tang, gia đình tổ chức sẽ nhận vòng hoa và những lời chia buồn từ người thân và bạn bè. Nếu không thể đặt vòng hoa ở nhà mình, họ sẽ để ở sân nhà hàng xóm, và mọi người xung quanh sẽ không ngần ngại giúp đỡ.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, cuộc sống là chuỗi luân hồi, cái chết là kết thúc một kiếp sống và mở ra một kiếp mới. Đám tang không phải là điềm xui xẻo, như nhiều người nghĩ. Theo người xưa, “quan tài quan tài, là thăng quan phát tài”. Việc cho mượn nhà tổ chức đám tang không chỉ giúp gia đình người mất vượt qua nỗi đau mà còn giúp xua tan những điều xui xẻo, mang lại sự may mắn và thuận lợi cho người cho mượn nhà.

Câu nói “Thà mượn nhà làm đám tang” ám chỉ việc cho người khác mượn nhà để tổ chức đám tang. Câu nói “Thà mượn nhà làm đám tang” ám chỉ việc cho người khác mượn nhà để tổ chức đám tang.

Thứ hai, không cho mượn nhà để kết duyên vợ chồng
Câu nói “Không cho vợ chồng mượn nhà” mang ý nghĩa rằng không nên cho các cặp đôi mượn nhà để ngủ hoặc tổ chức lễ cưới, bởi người xưa cho rằng điều này sẽ mang lại xui xẻo, không may mắn cho gia đình chủ nhà. Theo quan niệm dân gian, việc cho vợ chồng mượn nhà sẽ khiến gia đình chủ gặp vận xui, cản trở điều tốt lành, dễ mắc bệnh tật và chịu đựng tai ương.
Trước đây, việc cho người khác mượn nhà để tổ chức lễ cưới bị coi là rất kiêng kỵ, bởi người ta tin rằng vợ chồng mới cưới sẽ để lại vết máu trong nhà. Trong văn hóa xưa, “máu của con gái” được coi là điều ô uế, mang điềm gở, và sẽ đem lại vận xui cho gia đình chủ nhà.

Câu nói “Không cho vợ chồng mượn nhà” mang ý nghĩa rằng không nên cho các cặp đôi mượn nhà để ngủ hoặc tổ chức lễ cưới, bởi người xưa cho rằng điều này sẽ mang lại xui xẻo, không may mắn cho gia đình chủ nhà.Câu nói “Không cho vợ chồng mượn nhà” mang ý nghĩa rằng không nên cho các cặp đôi mượn nhà để ngủ hoặc tổ chức lễ cưới, bởi người xưa cho rằng điều này sẽ mang lại xui xẻo, không may mắn cho gia đình chủ nhà.
Trong thời kỳ cổ đại, máu kinh nguyệt của phụ nữ hay máu báo thai được xem là dấu hiệu của điềm xui, đặc biệt là với nam giới. Nếu nam giới gặp phải tình huống này, họ tin rằng sẽ gặp phải những tai ương và hậu quả nghiêm trọng, điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua các bộ phim cổ trang.
Phần kết luận:
Vì vậy, khi đối mặt với những phong tục này, chúng ta không nên bác bỏ hoàn toàn mà cần nhìn nhận một cách lý trí và tôn trọng những giá trị văn hóa mà chúng truyền đạt.