10 ngày đầu tháng 4 dương: 3 tuổi hóa Phượng hóa Rồng, tài lộc bủa vây, tiền nhiều như nước
Thời gian 10 ngày đầu tháng 4 dương, có 3 con giáp sẽ gặt hái nhiều may mắn, vô cùng giàu có.
Tuổi Sửu
Sửu là con giáp hiền lành, chăm chỉ, nỗ lực hết sức mình. 10 ngày đầu tháng 4 dương, vận trình công danh sự nghiệp của người tuổi Sửu sẽ có những bước phát triển rất thuận lợi, họ kết giao được những mối quan hệ tốt lành, nhờ đó sự nghiệp càng xuôi thuận. Thời gian này họ có thể bội thu tài lộc, tiền không chỉ từ nguồn thu chính mà nghề tay phải cũng ngày càng phất mạnh.
Chuyện tình duyên của Sửu ngày này cũng rất thuận. Tuổi Sửu cảm thấy viên mãn và hạnh phúc với những gì mình có, đây chính là động lực để Sửu phấn đấu ngày càng nhiều hơn nữa.
Sửu là con giáp hiền lành, chăm chỉ, nỗ lực hết sức mình
Tuổi Thân
Tử vi cho biết, nhờ có quý nhân phù trợ, người tuổi Thân sẽ trải qua thời gian cực kỳ thuận lợi. Họ nhanh chóng nắm bắt được mong muốn của người khác nên luôn có cách cư xử khéo léo, chẳng mất lòng ai. Thân có thể hoàn thành mọi việc một cách như ý, vẹn toàn.
Dù làm trong lĩnh vực nào thì Thân cũng nhanh chóng thu về khoản lợi nhuận to lớn, tiêu tiền không cần lo lắng. Cuộc sống đủng đỉnh, sung túc.
Chuyện tình cảm cũng tiến triển tốt đẹp, Thân sẽ gặp được nửa kia ưng ý, tìm thấy động lực phấn đấu cho mình.
Tử vi cho biết, nhờ có quý nhân phù trợ, người tuổi Thân sẽ trải qua thời gian cực kỳ thuận lợi
Tuổi Hợi
Tử vi dự báo, 10 ngày đầu tháng 4 dương, vận trình sự nghiệp của người tuổi Hợi sẽ rất hanh thông, suôn sẻ. Công việc tiến triển theo đúng kế hoạch đã định mang lại kết quả tốt, tài lộc của họ nhờ thế cũng tiến triển một cách đáng kể.
Chuyện tình cảm của thuận lợi, họ và nửa kia vẫn đành cho nhau sự quan tâm, chăm sóc giúp tình yêu lại ngày càng thăng hoa. Đồng thời, bạn đừng cố gắng che giấu cảm xúc mà cứ để mọi thứ diễn ra theo tự nhiên, chia sẻ nhiều hơn sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
3 thứ người khôn ngoan không mang đến nhà người khác
Người khôn ngoan không mang cảm xúc buồn bã hay những suy nghĩ tiêu cực đến nhà người khác.
Sự ồn ào và điều phiến toái
Một độc giả đã chia sẻ câu chuyện của mình về lần mời đồng nghiệp đến nhà để thảo luận về một dự án quan trọng. Người đồng nghiệp đến đúng giờ nhưng lại dẫn theo con nhỏ với lý do không yên tâm để bé ở nhà một mình.
Ban đầu, cuộc trò chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Chủ nhà thậm chí còn chu đáo tìm vài món đồ chơi để giúp đứa trẻ bớt buồn chán. Thế nhưng, không lâu sau, đứa trẻ bắt đầu nghịch ngợm, la hét, chạy nhảy khắp nhà. Dù người đồng nghiệp đã nhiều lần nhắc nhở, tình hình vẫn không cải thiện.
Một độc giả đã chia sẻ câu chuyện của mình về lần mời đồng nghiệp đến nhà để thảo luận về một dự án quan trọng.
Cao trào xảy ra khi đứa trẻ leo lên ghế sofa, vô tình làm vỡ một chiếc bình quý. Người cha tức giận mắng con, đứa trẻ òa khóc inh ỏi, khiến không khí trở nên căng thẳng. Chủ nhà tuy không nói gì vì nể mặt, nhưng trong lòng vô cùng khó chịu. Cuộc thảo luận công việc cũng bị gián đoạn và không đạt được kết quả mong muốn. Chỉ khi khách rời đi, anh mới thực sự thở phào nhẹ nhõm.
Câu chuyện này là một lời nhắc nhở quan trọng: Khi đến thăm nhà người khác, hãy luôn cân nhắc đến sự thoải mái của chủ nhà. Trẻ nhỏ hiếu động là chuyện bình thường, nhưng việc không kiểm soát con cái có thể khiến cả đôi bên rơi vào tình huống khó xử. Sự tôn trọng và ý thức giữ gìn trật tự là điều tối thiểu mỗi người nên có khi làm khách tại nhà người khác.
Mang theo hành vi thiếu chừng mực
Có một câu nói rất hay: “Mối quan hệ tốt nhất giữa con người với nhau là thân thiết nhưng vẫn giữ khoảng cách, quen thuộc nhưng không vượt quá giới hạn.”
Dù thân thiết đến đâu, mỗi người đều cần có sự tôn trọng và giữ vững ranh giới cần thiết. Khi đến nhà người khác làm khách, việc cư xử thiếu chừng mực không chỉ khiến chủ nhà khó chịu mà còn thể hiện sự kém tinh tế trong giao tiếp.
Trong một bộ phim truyền hình, nhân vật chính mới chuyển đến khu phố mới. Để làm quen với hàng xóm, anh mời họ đến nhà chơi. Khi vào bếp rửa tách trà, anh để khách ngồi lại trong phòng khách. Khi quay ra, anh ngỡ ngàng thấy vị khách đã tự ý mở tủ rượu, lấy một chai ra và rót thử mà không hỏi qua ý kiến chủ nhà.
Dù thân thiết đến đâu, mỗi người đều cần có sự tôn trọng và giữ vững ranh giới cần thiết.
Điều đáng nói là chai rượu ấy là quà anh định mang về biếu bố. Hành động tự tiện của vị khách khiến anh vô cùng khó xử, đồng thời cảm thấy người này thiếu tinh tế. Kể từ đó, anh không bao giờ mời người đó đến nhà nữa.
Trong thực tế, có những người luôn nghĩ rằng sự thân thiết cho phép họ hành xử tùy ý, mà không nhận ra rằng chính sự tùy tiện ấy đang dần đẩy mối quan hệ ra xa. Dù thân thiết đến đâu, mỗi người cũng cần có giới hạn nhất định.
Sự tôn trọng lẫn nhau chính là nền tảng của mọi mối quan hệ bền vững. Khi làm khách tại nhà người khác, hãy luôn ý thức về hành vi của mình, tránh những hành động quá đà, để duy trì sự hài hòa và gần gũi một cách đúng mực.
Mang theo tâm trạng tiêu cực, tồi tệ
Trong giao tiếp, việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực không chỉ thể hiện sự tu dưỡng cá nhân mà còn là một dạng trí tuệ xã hội. Khi đến nhà người khác làm khách, nếu bạn mang theo tâm trạng tồi tệ, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bầu không khí chung mà còn để lại ấn tượng không tốt với chủ nhà.
Có một người nọ mời họ hàng đến chơi. Vừa ngồi xuống, vị khách đã bắt đầu than phiền: nào là bị gia đình đối xử bất công, nào là hôn nhân không hạnh phúc, dù hy sinh nhiều nhưng chỉ nhận lại những lời cãi vã…
Ban đầu, chủ nhà vẫn kiên nhẫn an ủi. Nhưng càng nghe, anh càng cảm thấy nặng nề, tâm trạng vui vẻ lúc đầu dần biến mất, thay vào đó là cảm giác uể oải, chán chường. Sau lần đó, anh hạn chế tiếp xúc với người họ hàng này, thậm chí rất ít khi mời đến chơi.
Không ai muốn trở thành thùng rác cảm xúc của người khác. Chia sẻ những tâm sự cá nhân ở mức vừa phải có thể giúp gắn kết mối quan hệ, nhưng nếu lạm dụng, nó chỉ khiến người khác cảm thấy mệt mỏi và xa lánh.
Những người có EQ cao luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, không mang năng lượng tiêu cực đến với người khác. Đó không chỉ là phép lịch sự tối thiểu mà còn thể hiện sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp.
Các cụ căn dặn: ‘Muốn biết lòng người rộng hay hẹp, cứ nhìn vào 2 điểm này là rõ’
Người xưa cho rằng đây là 2 điều bạn nên để tâm để biết đó có phải là người đáng để kết giao hay không.
Có câu: “Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho tường”. Chỉ khi thấu hiểu bản chất con người, ta mới có thể vững vàng giữa cuộc đời. Khi còn trẻ, nhiều người xem nhẹ điều này, nhưng sau những va vấp, họ mới nhận ra rằng gốc rễ của mọi mâu thuẫn trên đời đều bắt nguồn từ lòng người.
Hãy tưởng tượng có một miếng bánh xuất hiện, ngay lập tức sẽ có người tranh giành. Đó chính là bản chất tham lam của con người. Vì lợi ích cá nhân, họ không ngại chèn ép người khác, thậm chí biến người khác thành bàn đạp để đạt được mục đích.
Cuộc sống vốn như vậy. Nếu muốn nhìn thấu lòng người, không cần nghe lời họ nói, chỉ cần quan sát hai điều: họ hành động ra sao khi có lợi ích xuất hiện và họ đối xử thế nào khi không còn cần đến bạn.
Lòng biết ơn – Thước đo nhân cách con người
Có hai từ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được, đó là “cảm ơn”. Khi họ gặp khó khăn, bạn sẵn sàng giúp đỡ, nhưng đến khi bạn rơi vào hoàn cảnh tương tự, chưa chắc họ sẽ đáp lại.
Xã hội phát triển, lòng người cũng dần thay đổi. Không phải ai cũng biết trân trọng những gì đã nhận được. Đôi khi, bạn giúp họ bằng cả tấm lòng, nhưng họ chẳng những không biết ơn mà còn quay lưng, thậm chí “ăn cháo đá bát”. Đây không phải chuyện hiếm trong cuộc sống hiện đại.
Có hai từ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được, đó là “cảm ơn”.
Muốn biết một người có đáng tin cậy hay không, hãy xem cách họ đối xử với những người đã từng giúp đỡ họ. Một người biết đền ơn, trân trọng sự giúp đỡ mới là người đáng để đồng hành lâu dài. Chỉ khi đó, sự hy sinh và cống hiến của bạn mới thực sự có ý nghĩa.
Thái độ trước lợi ích – Tấm gương phản chiếu bản chất con người
Có câu nói rất thực tế: “Bộ mặt thật của một người chỉ lộ ra khi tranh chấp lợi ích”. Vì lợi nhuận, có người sẵn sàng chà đạp lên người khác, thậm chí đánh đổi cả lương tâm. Khi đứng trước lợi ích, bản chất con người bộc lộ rõ nhất.
Chẳng hạn, có hai ông chủ kinh doanh. Một người vì lợi nhuận mà sản xuất hàng loạt sản phẩm kém chất lượng, chỉ quan tâm đến số lượng, mong chiếm lĩnh thị trường. Người còn lại đặt chữ tín lên hàng đầu, luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
Có câu nói rất thực tế: “Bộ mặt thật của một người chỉ lộ ra khi tranh chấp lợi ích”.
Kết quả, doanh nghiệp của ông chủ đầu tiên bị người tiêu dùng tẩy chay, tai tiếng lan rộng và cuối cùng phá sản. Trong khi đó, ông chủ thứ hai kiên trì với con đường của mình và ngày càng phát triển bền vững.
Lợi ích không chỉ phản ánh đạo đức mà còn thể hiện tầm nhìn. Nếu một người sẵn sàng đánh mất lương tâm vì cái lợi trước mắt, anh ta chỉ là kẻ thiển cận. Ngược lại, kiên trì theo đuổi giá trị lâu dài mới là người thực sự khôn ngoan và đáng tin cậy.
Đời người có 5 việc càng biết nói ”không” thì càng ít ai họa
Con người kiểu gì cũng phải trải qua những lời gièm pha. Trong cuộc sống lúc nào có những người thích nói xấu người khác cà những người bị kẻ khác nói xấu.
Không nên đòi hỏi quá nhiều
Cuộc đời này chính là chuyến đi cô đơn. Từ đầu đã chỉ có bản thân mình phải tự bước đi, tự mình làm việc, tự mình gánh chịu. Sinh ra là con người thì chúng ta nên có những điểm khiến người đời ngưỡng mộ nhưng cũng có những điểm còn thiếu sót.
Cuộc sống này có quá nhiều phiền muộn và rắc rối. Xưa nay, không phải người khác mang đến lo âu và đau khổ cho chúng ta mà chính thái độ và tâm trạng của chúng ta quyết định việc này. Nếu như chúng ta đòi hỏi quá nhiều, cuộc sống sẽ càng phiền muộn, nếu như chúng ta quá ganh tị, đố kị, cuộc sống sẽ càng đau khổ.
Cuộc sống này có quá nhiều phiền muộn và rắc rối (ảnh minh họa)
Người không hiểu mình, chẳng cần giải thích
Con người kiểu gì cũng phải trải qua những lời gièm pha. Trong cuộc sống lúc nào có những người thích nói xấu người khác cà những người bị kẻ khác nói xấu.
Việc giải thích cũng cần có vốn từ thay vì lãng phí vốn liếng là thời gian quý báu và sức lực của bản thân vào việc giải thích cho người khác hiểu mình, thà rằng tập trung làm việc mà mình coi trọng, đi con đường mình đã chọn. Chúng ta không cần lãng phí lời nói và thời gian quý báu của mình.
Chúng ta không cần lãng phí lời nói và thời gian quý báu của mình. (ảnh minh họa)
Không tranh giành
Con người khi đến độ tuổi nhất định sẽ hiểu được thế nào là buông bỏ mới khôn ngoan. Cuộc sống này nếu cứ tranh đấu cũng chẳng làm được gì cả. Tới cuộc cùng đâu thể mang theo được thế giới bên kia. Thứ gì là của bạn, chẳng cần tranh vẫn sẽ là của bạn.
Không tranh cãi
Đối mặt với những người ngang ngược vô lý, lùi một bước chính là cách để cả hai cùng yên ổn, cũng là cách để bảo vệ bản thân mình.
Cổ nhân dạy: Mười người biết điều cũng không thắng nổi một kẻ ngang ngược. Bởi vậy cần gì phải tranh cãi đúng sai với kẻ ngu dốt? Có đôi khi giải thích trong tuyệt vọng sẽ khiến bạn nhận ra: Khoảng cách giữa người với người là gần ngay trước mắt lại xa tận chân trời.
Không khoe khoang
Khi con người đến một độ tuổi nào đó sẽ hiểu càng khoe thì càng dễ mất. Bạn khoe thứ gì sẽ đánh mất đi cái đó. Hãy cứ sống thật khép kín để người khác không có cơ hội hãm hại bạn.